YẾN SÀO VỚI SỨC KHỎE

Gần đây, giới khoa học cũng bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn về chất lượng của yến nuôi trong nhà. Các nhận định ban đầu đều khẳng định yến nuôi cho chất lượng tương đương với yến đảo, ít lẫn tạp chất, lại có các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng hơn (như nguồn thức ăn, nước uống,..).

Về yến thành phẩm, người dân thường chuộng săn lùng các loại tổ yến thô để về tự chế biến hoặc mua các loại yến sào đã được chế biến, đóng gói sẵn. Có thể nói, tổ yến thô rất quý giá và chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng vì thường lẫn tạp chất, bụi bẩn và lông chim nên khi chế biến phải làm thật kỹ, sạch sẽ mới có thể dùng được. Thêm vào đó, chất dinh dưỡng có thể bị mất dần đi nếu chúng ta sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách. Còn nếu mua về và sử dụng hết ngay trong một hai lần thì lại phí quá, vì cơ thể con người không kịp hấp thu hết các dưỡng chất của yến. Yến sào chế biến sẵn ngày càng được nhiều người sử dụng hơn vi tính tiện lợi, có liều lượng vừa đủ cho mỗi lần dùng, thích hợp cho người cần sử dụng lâu dài. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến.

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine,... Dùng yến thường xuyên giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, bồ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ổn định thần kinh trí nhớ. Công dụng chính có thể tóm tắt là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực.


Như đã trình bày ở trên, chính vì có công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt và cũng không quá khó để tìm mua nên yến sào rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu hết được cách thưởng thức món ăn này, mà đa phần vẫn còn “ăn yến để thưởng thức”, nghĩa là xem nó như 01 món “ăn chơi”, thỉnh thoảng mới dùng 01 lần. Điều này khiến yến sào không phát huy được hết tính bổ dưỡng của nó.

* Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh:

Yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.

Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.

* Cách dùng yến sào hiệu quả


Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.


Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối  trước khi đi ngủ.


Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.

Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine - chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. 

Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.

Yến sào - thực phẩm “vàng” cho phụ nữ

Ngoài việc bồi bổ thể lực và trí lực, yến sào còn được nhiều người công nhận là một “trợ tá đắc lực” trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa.

Nói chung phụ nữ ở lứa tuổi nào dùng yến cũng phù hợp. Đặc biệt, khi chị em bước vào thời kỳ lão hóa sau tuổi 30 thì lượng collagen bắt đấu suy giảm, khiến xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng, quanh mắt. Ngoài ra nếu cơ thể đang trong tình trạng suy kiệt do bệnh tật, phẫu thuật hoặc sau khi sinh… thì lượng hồng cầu bị suy giảm, người mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng yếu. Đối tượng cũng nên dùng bổ sung yến sào là phụ nữ mang thai (thai sau 03 tháng) để tăng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ nếu ăn yến được thì cũng ăn trước 01 lượng nhỏ và theo dõi trước khi bắt đầu dùng thường xuyên.

Dùng yến để giữ sức khỏe và sắc đẹp

Chị em có thể mua tổ yến thô tự chế biến hoặc mua các loại yến sào chế biến sẵn uy tín. Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn: Tổ yến chưng bạch quả, tổ yến chưng hạt sen, tổ yến chưng sữa tươi, tổ yến chưng trái dừa, soup cua tổ yến, cháo thịt bằm tổ yến, tổ yến chưng đường phèn hạt sen... Đây là những món ăn ngon, bổ, rất tốt cho sức khỏe cũng như "củng cố" sắc đẹp cho phụ nữ.

Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rõ thưởng thức yến như 01 món “ăn chơi” hay ăn yến để bồ sung lâu dài. Vì nếu chỉ để thưởng thức thì thỉnh thoảng mới ăn 01 lần, hiệu quả dinh dưỡng không hợp lý bằng việc dùng từ từ 01 lượng nhỏ với liều lượng thích hợp (khoảng 70ml/lần) trong thời gian dài. Chưa kể đến việc sơ chế tổ yến thô rất mất thời gian, nếu không cẩn thận thì không làm sạch hết được bụi bẩn, lông chim. Ngoài tổ yến thô, có thể mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn để dùng đều đặn, nhưng nên cân nhắc chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không có chất bảo quản để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến.


Thời điểm ăn yến sào – như đã nói các kỳ trước – là lúc bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.


Ngoài dùng yến bổ sung, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cần chú ý có đủ 4 nhóm thực phẩm, đa dạng nguồn thực phẩm để bữa ăn được ngon miệng hơn, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn vài bữa lớn sẽ khó tiêu hóa. Phụ nữ nên luyện tập thể dục đều đặn hàng tuần (trung bình 03 lần/tuần, 30-45 phút/lần) để khỏe mạnh hơn.


Những công dụng của yến sào với trẻ em


Các nghiên cứu cho thấy yến sào rất tốt cho trẻ em bởi yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài thành phần giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột.


Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.


Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.


Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.


Dùng yến sào cho hiệu quả


Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn. Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trẻ không thể hấp thụ hết 01 lần, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến.

Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế. Thị trường có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn với thành phần tinh chất yến phù hợp, tiện dụng cho bé ăn hàng ngày. Nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không dùng chất bảo quản.

Yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.

Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi..., thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò.

Đặc biệt, một số trường hợp cần thiết phải giữ giọng như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình (MC) hoặc vận động viên thể dục cần tăng cường thể chất rất nên dùng yến đều đặn

Công dụng khác của yến sào

Phân tích chi tiết thành phần yến sào cho thấy món ăn này rất giàu acid amin với hàm lượng và tác dụng đa dạng cho sức khỏe, có thể kể đến Valine4,12 %, là loại acid amin có tác dụng chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết, điều hòa chuyển hóa protein, hỗ trợ hồi phục sức khỏe tốt. Hay như Isoleucine 2,04 % - loại acid này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian lao động, luyện tập thể dục thể thao. Đây là những dưỡng chất rất quan trọng cho giới vận động viên: cầu lông, tennis, bóng chuyền, bóng đá...


Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện giọng nói, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, làm tăng số lượng hồng cầu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, ho, viêm phế quản mãn tính, suyễn, giảm khả năng bị cúm thường xuyên. Chính vì thế, những người làm các nghề cần giữ giọng như giáo viên, diễn viên kịch, người dẫn chương trình, ca sĩ… rất ưa chuộng món ăn quý này.


Cách dùng yến hiệu quả và hợp lý

Nhiều người chuộng mua tổ yến thô, làm sạch, chưng với đường phèn hoặc nấu thành soup để dùng. Tuy nhiên, quá trình làm sạch, sơ chế tổ yến thô mất rất nhiều thời gian, nếu không cẩn thận trong sơ chế và bảo quản còn có thể làm mất đi dưỡng chất yến. Chưa kể với tính chất nghề nghiệp bận rộn của các đối tượng này thì dùng tổ yến thô cũng không phải là một giải pháp hợp lý về thời gian, khó mà duy trì đều đặn.

Muốn đạt được hiệu quả bồi bổ tốt nhất, nên ăn yến đều đặn trong thời gian dài với liều lượng phù hợp (khoảng 70ml/ngày). Ngoài tổ yến thô, người tiêu dùng có thể chọn mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, thích hợp dùng hàng ngày, đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng và trên hết, tiện lợi khi làm công việc thường xuyên di chuyển. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến.

Về thời điểm ăn yến, tốt nhất là ăn khi bụng đói: thường là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Vì khi ngủ được khoảng 01giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng được tận dụng tối đa.

Ăn yến thôi chưa đủ, người dùng nên áp dụng kết hợp các liệu pháp khác, chú trọng khẩu phần dinh dưỡng và vận động cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, chế biến hợp khẩu vị kết hợp với luyện tập thể dục thể thao là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm


MÓN ĂN CỦA VƯƠNG GIẢ
Có hai từ "yến tiệc" là bởi trong các bữa tiệc cung đình thịnh soạn thời xưa không bao giờ có thể thiếu món yến sào.
Từ cổ chí kim, yến sào luôn là cao lương mỹ vị, mặt hàng giá trị trên thị trưọng thế giới. Giá tổ yến không ngừng tăng cao qua các thời kỳ; trong vòng khoảng 30 năm gần đây, 1kg tổ yến đã tăng gấp 7 lần,  từ 500 - 600USD (năm 1978) - đến 3.000 - 3.500USD (năm 2004). Và hầu hết yến sào của thế giới sau thu hoạch đều đổ về Hồng Kông.

Có hai từ "yến tiệc" là bởi trong các bữa tiệc cung đình thịnh soạn thời xưa không bao giờ có thể thiếu món yến sào. Nó đã trở thành một trong 8 món ăn (bát trân) nổi tiếng gắn liền với những buổi hậu đãi xa xỉ của các bậc vua chúa. Tục truyền rằng, hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng (Trung Quốc) và Vua Minh Mạng (Việt Nam) tin rằng yến sào là thứ thuốc cải lão hoàn đồng, dùng thay cơm ăn hàng ngày. Ngày nay, bằng nhiều phương pháp phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra giá trị bổ dưỡng của yến sào, đó là nhờ tổ yến chứa hàm lượng protein rất cao (42,8 - 54,9%), các acid amin không thay thế được và tối cần thiết cho cơ thể người như cystein, phenylalanin, tyrosin, đưọng glucose, vitamin B, C, E, PP...

Ðắt giá, nhưng chưa bao giờ đủ để bán. Một điều thú vị là hầu hết yến sào trên thế giới sau khi thu hoạch đều đổ về Hồng Kông - nơi được mệnh danh là "khu chợ trời của thế giới" - mặc dù Hồng Kông hoàn toàn không có yến làm tổ. Yến sào sau khi trung chuyển qua đây lại được xuất tới hơn 20 quốc gia khác trên thế giới. Do đặc tính hiếm quý của nó, trên thị trường đã xuất hiện yến sào giả làm bằng da lợn tẩm trầm hương, rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Với những đặc tính quý giá của nó, các nhà khoa học đã nghiên cứu chế biến, chiết xuất yến sào thành những vị thuốc, nước uống bổ dưỡng... Thêm một cánh cửa mở cho nguồn nguyên liệu yến sào. Việc còn lại là làm sao bảo vệ, phát triển đàn yến để yến sào thực sự là "vàng treo" của quốc gia.

Không có nhận xét nào: